Trong khi vận hành thì các lỗi xe nâng điện nào phổ biến và rất dễ mắc phải nhất? Cùng Xenangban tìm hiểu chi tiết cụ thể thông qua bài viết được chia sẻ sau đây nhé.
Tuy sở hữu nhiều công nhiều ưu điểm và lợi thế hơn so với các dòng xe nâng khác nhưng không phải vì vậy mà xe nâng điện luôn cho ra hiệu năng hoạt động tối ưu nhất, trong những trường hợp nhất định xe vẫn phát sinh ra lỗi là chuyện bình thường, vì vậy bạn cần phải biết nguyên nhân cụ thể mới biết hướng khắc phục.
Vì vậy, nội dung được Xenangban trình bày sau đây sẽ giúp bạn biết được các lỗi xe nâng điện phổ biến và cách khắc phục hiệu quả nhất. Cùng tham khảo nhé.
Các lỗi xe nâng điện dễ mắc phải
Thông thường, khi sử dụng xe nâng điện thì đại đa số người dùng trong một thời gian nhất định đều mắc phải những lỗi có thể nhỏ thậm chí nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng của xe. Theo đó, lỗi bình ắc quy và lỗi động cơ bên trong xe là xảy ra thường xuyên nhất.
Để hiểu rõ hơn về hai lỗi xe nâng điện nay, bạn có thể theo dõi chi tiết cụ thể như sau.
Bình ắc quy xe nâng bị lỗi
Ắc quy là bộ phận chịu trách nghiệm sinh ra dòng điện cho xe hoạt động được. Chính vì thế, khi bộ phận này phát sinh ra lỗi, đồng nghĩa với việc xe sẽ không thể nào mà vận hành được.
Việc sử dụng trong một thời gian lâu dài cộng với thời lượng làm việc nhiều, bình ắc quy có thể bị quá tải và phát sinh ra những lỗi như sau:
+ Lỗi yếu điện;
+ Lỗi Sunfat hóa;
+ Lỗi biến dạng bản cực;
+ Lỗi nhanh hết điện.
Lỗi nhanh hết điện
Lỗi ngày là lỗi bình ắc quy dù đã sạc đầy bình những thời lượng hoạt động rất ngắn, nhanh hết điện. Nguyên nhân xuất phát từ việc tạp chất lẫn bên trong dung dịch và ắc quy đã ngăn kết nối giữa 2 đầu cực lại với nhau hoặc kết tủa ở các tấm chắn gây hao tốn điện năng.
Cách khắc phục: tiến hành vệ sinh tổng thể cho bình ắc quy, nếu cần thiết có thể thay thế dịch mới và sạc lại là được.
Lỗi sunfat hóa
Ắc quy bị sunfat hóa là hiện tượng dung dịch bên trong bình quá ít hoặc nồng độ dung dịch quá cao khiến cho dung dịch mau sôi nhưng nồng độ dung dịch thì không đậm đặc (yếu tố giúp ắc quy cấp điện ổn định).
Dấu hiệu nhận biết cho lỗi này có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường như:
+ Bản cực bị biến dạng;
+ Hiệu điện thế của bình bị quá tải;
+ Có hiện tượng sủi bọt trắng ở lá cực, bản cực và tấm ngăn;
+ Mau cạn điện hoặc không cấp được điện cho xe.
Cách khắc phục: bạn nên thường xuyên kiểm tra mức dung dịch trong bình cho những lần đầu tiên xuất hiện dấu hiệu sunfat hóa, đồng thời vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ và thêm thay nước khi cần thiết.
Biến dạng bản cực
Hiệu điện thế bên trong bình ắc quy quá tải hoặc cung cấp nguồn điện cho bình liên tục một thời gian dài sẽ khiến cho bản cực bị biến dạng, giảm đi chất lượng của bình. Hiện tượng này có thể dễ nhận thấy nhất bằng việc bản cực bị cong vẹo, han gỉ, lệch, vênh, rỉ sét, sủi bọt hoặc hai bên không đều nhau.
Cách khắc phục: có 3 cách xử lý cho lỗi này đơn giản như sau
+ Tìm kiếm biện pháp thay thế hoặc sửa chữa bản cực cho bình;
+ Vệ sinh thường xuyên, thay nước khi cần thiết;
+ Sạc xả điện ắc quy đúng với quy trình.
Bình bị yếu điện
Bình ắc quy yếu điện nguyên nhân một phần có thể xuất phát từ tạp chất lẫn bên trong hoặc chất liệu làm nên bình kém chất lượng. Theo đó, nồng độ dung dịch bên trong không đậm đặc cũng là nguyên nhân khiến cho bình bị yếu điện đi rất nhiều.
Hiện tượng phổ biến khi lỗi này xảy ra như:
+ Hiệu suất hoạt động của xe nâng bị yếu đi, khó khăn trong việc khởi động lẫn vận hành;
+ Đèn xi nhan chập chờn, nhấp nháy;
+ Tín hiệu còi âm thanh mờ hoặc méo;
+ Hệ thống điện bất ổn định.
Cách khắc phục: bạn có thể áp dụng những cách thức sau đây để xử lý tình trạng này như sau:
+ Ngắt điện và tiến hành tháo khay chứa bình, vặn ốc vít, mở kẹp và đầu chì ra;
+ Rút ống dẫn thoát dung dịch của bình, sau đó nhấc bình ra khỏi khay;
+ Kiểm tra định mức dung dịch từng ngăn, thêm hoặc thay nước cho tới vạch upper;
+ Lắp ắc quy trở lại như ban đầu, bôi mỡ vào trong và vặn vít bắn cực điện, đồng thời gắn cầu chì trở lại;
+ Thay mới cho bình ắc quy nếu cần thiết.
Động cơ điện & truyền động xe nâng điện bị lỗi
Vì là máy móc nên khi sử dụng lâu dài, các động cơ điện, chi tiết bộ phận bên có thể phát sinh ra lỗi ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của xe. Một số minh chứng cụ thể cho vấn đề này như sau.
Lỗi động cơ
Một số các lỗi thường gặp ở động cơ motor xe nâng điện như:
+ Lỗi chổi than;
+ Lỗi Rotor;
+ Lỗi bơm;
+ Lỗi các động cơ khác.
Cách khắc phục: tìm kiếm hỗ trợ từ các trung tâm, cơ sở sửa chữa xe nâng uy tín.
Lỗi hệ thống cơ điện tử
Các loại động cơ của xe nâng điện dễ bị mắc lỗi cụ thể như sau:
+ Lỗi cảm biến xe nâng (sensor);
+ Lỗi điều khiển, lỗi cần bằng xe và lỗi trợ lực lái;
+ Lỗi hệ thống phanh cơ điện tử;
+ Bo mạch bị chết;
+ Hệ thống cơ điện tử bị lỗi;
+ ….
Cách khắc phục: việc sửa chữa lỗi động cơ khá phức tạp và cần có chuyên môn lẫn kỹ năng nhất định. Do đó, biện pháp tối ưu nhất là bạn nên đem đến trung tâm, cơ sở sửa chữa xe nâng uy tín để được hỗ trợ khắc phục hiệu quả nhất có thể.
Lỗi chi tiết, bộ phận xe
Những chi tiết bộ phận bên ngoài của xe cũng sẽ dễ phát sinh lỗi trong thời gian lâu sử dụng, cụ thể như sau:
+ Bánh xe: bị hao mòn lốp, bể bánh, vỡ bạc đạn;
+ Các chi tiết như càng, trục bị gãy do tác động từ môi trường bên ngoài;
+ Lỗi các chi tiết thủy lực: cột, xích, bơm dầu,....
Cách khắc phục
+ Đối với lỗi bánh xe: tiến hành thay, lắp lại bánh PU cho xe nâng, chắp vá bánh lốp hoặc thay thế bánh mới cho xe;
+ Đối với lỗi gãy càng, gãy trục, khung: hàn hoặc thay thế mới;
+ Đối với lỗi thủy lực: đưa máy đêm cơ sở kỹ thuật sửa chữa nhằm khắc phục kịp thời.
>>>> XEM THÊM
+ Cấu Tạo Của Xe Nâng Tay Và Lưu Ý Khi Sử Dụng Từ A-Z
+ Kinh Nghiệm Chọn Mua Xe Nâng Cũ Tiết Kiệm Từ A-Z
+ Xe Nâng Nhật Bãi Là Gì? Ưu Nhược Điểm, Kinh Nghiệm Mua
Hy vọng với bài viết vừa được Xenangban chia sẻ, bạn sẽ có thể biết được các lỗi xe nâng điện phổ biến và cách khắc phục hữu hiệu nhất. Đừng bên lan tỏa bài viết đến nhiều đọc giả khác nếu bạn cảm thấy nội dung chúng tôi cung cấp bổ ích nhé.