Kiểm định xe nâng là gì? Vì sao cần phải kiểm định cho xe nâng trước khi đưa vào hoạt động? Câu trả lời sẽ được Xenangban giải đáp cụ thể chi tiết trong bài viết sau đây.
Không chỉ riêng các loại xe cơ giới khác mới cần được kiểm tra mà các loại thiết bị, máy móc như xe nâng muốn đưa vào hoạt động sản xuất đều phải được kiểm định theo Thông tư 36/2019 TT - BLĐTBXH ban hành. Vậy công việc kiểm định xe nâng là như thế nào? Hãy cùng Xenangban khám phá ngay qua nội dung được trình bày ngay đây nhé.
Kiểm định xe nâng là gì?
Kiểm định xe nâng là cách thức kiểm tra toàn bộ tình trạng kỹ thuật hiện tại của xe nâng, xem xét có đạt đủ tiêu chuẩn trước khi hoạt động, vận hành hay không nhằm đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình sử dụng.
Cách loại xe nâng cần được kiểm định có thể được nhắc đến như sau:
+ Kiểm định xe nâng hàng hóa;
+ Kiểm định cho xe nâng người.
Vì sao phải kiểm định xe nâng?
Vậy tại sao doanh nghiệp hay cá nhân sở hữu cần phải kiểm định xe nâng? Dưới đây là một số lợi ích khi tiến hành đưa xe nâng đi kiểm tra.
+ Người vận hành cho xe sẽ được đảm bảo an toàn trong lúc hoạt động;
+ Đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong lúc vận hành, bốc xếp;
+ Tuân thủ quy định khắt khe cho những yêu cầu nghiêm ngặt nhất đối với thiết bị, máy móc lao động;
+ Tạo dựng niềm tin, bằng chứng pháp lý trước khách hàng và đơn vị cung cấp bảo hiểm xe nâng.
Quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết bị nâng cần thiết
Khi tiến hành kiểm định xe nâng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định cần phải được sử dụng trong quá trình kiểm tra do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép nhằm đảm bảo tốt tính an toàn trong lao động. Cụ thể như sau:
+ Theo QCVN 25:2015/BLĐTBXH quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tính an toàn lao động đối với xe hàng sử dụng động cơ và có tải trọng 1000kg trở lên;
+ Theo QCVN 22:2010/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị, máy móc tháo dỡ;
+ Theo QTKĐ 17:2016/BLĐTBXH quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cho xe nâng hàng;
+ Theo TCVN 4244:2005 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị nâng, thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
+ Theo TCVN 4755:1989 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực cho xe nâng;
+ Theo TCVN 5207:1990 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy nâng hạ, cần cẩu container yêu cầu đảm bảo an toàn lao động;
+ Theo TCVN 5179:1990 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu chạy thử nghiệm thiết bị thủy lực đảm bảo an toàn;
+ Theo TCVN 7772:2007 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thi công di động hoặc xe máy.
4 quy trình thực hiện kiểm định xe nâng
Theo quy định thì để kiểm định xe nâng sẽ phải trải qua 4 bước cụ thể như sau:
Bước 1: kiểm tra hồ sơ kỹ thuật xe nâng
+ Kiểm tra giấy phép, nguồn gốc xuất xứ;
+ Kiểm tra giấy phép ký nhận vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng;
+ Kiểm tra lại hồ sơ kiểm định xe cho những lần trước.
Bước 2: xem xét kỹ thuật xe
+ Kiểm tra, xem xét ghi nhãn;
+ Kiểm tra hiện trạng của xe như khung sườn, thân vỏ, bánh xe, đối trọng, khoang lái,...;
+ Kiểm tra kỹ thuật cơ cấu công tác như khung nâng, xích nâng, mang tải;
+ Kiểm tra hệ thống di chuyển của xe như bánh xe, cầu xe,...;
+ Kiểm tra bộ phận kỹ thuật an toàn cho xe như phanh thắng, đèn tín hiệu, còi âm thanh, gương chiếu hậu,....;
+ Kiểm tra các hư hỏng, vết nứt bên trong khung nâng bằng phương pháp siêu âm hoặc bột từ.
Bước 3: thử nghiệm điều kiện không tải và có tải
+ Thực hiện quy trình thử nghiệm không tải nhằm kiểm tra khả năng hoạt động của các hệ thống như hệ thống thủy lực, tín hiệu, phanh và hệ thống di chuyển;
+ Thử tải kỹ thuật: bao gồm thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL và tải động bằng mức 110%SWL;
+ Kiểm định cho phanh tay ở mức tải 100%SWL thuộc đoạn đường có độ dốc tối thiểu 20% trong thời gian 1 phút.
Bước 4: đánh giá và ban hành giấy phép chứng nhận kiểm định xe nâng
Sau khi hoàn thành các công việc nêu trên, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm định sẽ ghi chép, đánh giá xem xe có đạt chuẩn yêu cầu hay chưa. Nếu đã đầy đầy đủ các tiêu chí cần thiết sẽ tiến hành ban giấy phép kết quả kiểm định cho chủ xe.
Các câu hỏi thường gặp khi kiểm định xe nâng
Đối với việc kiểm định xe nâng, nhiều chủ sở hữu thường đưa ra một vài thắc mắc liên quan như sau. Bạn có thể tham khảo qua câu trả lời của chúng tôi nếu như có chung câu hỏi nhé.
Thời hạn kiểm định xe nâng là bao lâu?
Thông thường, thời gian kiểm định của xe nâng theo chu kỳ 2 năm/lần. Tuy vậy, đối với những dòng xe nâng có tuổi đời trên 10 năm thì thời hạn này sẽ rút ngắn còn 1 năm/lần.
Chi phí thực hiện việc kiểm định là bao nhiêu?
Về chi phí tối thiểu cho công việc thực hiện kiểm định xe nâng sẽ được quy định trong thông tư 41/TT/2016/BLĐTBXH tùy thuộc vào tải trọng xe nâng và đơn vị chế tạo công bố.
Khi nào thì cần kiểm định xe nâng?
Những trường hợp mà xe nâng cần phải cần kiểm định cụ thể như sau:
+ Đối với xe nâng lần đầu đưa vào sử dụng;
+ Đối với xe nâng hoạt động thường xuyên;
+ Đối với xe nâng đã sử dụng và hoạt động lâu năm.
>>>>> XEM THÊM
+ [BẬT MÍ] Các Lỗi Xe Nâng Điện Phổ Biến
+ Cấu Tạo Của Xe Nâng Tay Và Lưu Ý Khi Sử Dụng Từ A-Z
+ Kinh Nghiệm Chọn Mua Xe Nâng Cũ Tiết Kiệm Từ A-Z
Vừa rồi Xenangban đã gửi đến bạn tất tần tật thông tin liên quan đến công việc kiểm định xe nâng, hy vọng nội dung chúng tôi cung cấp có thể giúp ích được nhiều cho bạn. Đừng quên chia sẻ nếu bạn cảm thấy bổ ích và hữu dụng nhé.